Friday, 19/04/2024 - 19:05|
Chào mừng bạn đến với cổng thông tin điện tử của Trường TH-THCS Lộc Thịnh
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Sinh con năm 2019, ba mẹ cần biết những quyền lợi sau khi tham gia bảo hiểm

Đối với các cặp vợ chồng sinh con trong năm 2019 thì những quyền lợi sau đây cần phải nắm vững.

Sinh con năm 2019, ba mẹ cần biết những quyền lợi sau

Đối với các cặp vợ chồng sinh con trong năm 2019 thì những quyền lợi sau đây cần phải nắm vững.

I. Quyền lợi khi tham gia BHYT

* Chỉ áp dụng nếu người mẹ có tham gia BHYT

1. Sinh con tại cơ sở KCB đúng tuyến 

Dựa vào mã số thẻ BHYT của từng cá nhân mà có mức hưởng khác nhau, cụ thể:

- Số 1: 100% chi phí sinh con thuộc phạm vi chi trả BHYT và không áp dụng giới hạn tỷ lệ thanh toán.

- Số 2: 100% chi phí sinh con thuộc phạm vi chi trả BHYT (có giới hạn tỷ lệ thanh toán một số thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật ); chi phí vận chuyển từ tuyến huyện lên tuyến trên trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật.

- Số 3: 95% chi phí sinh con thuộc phạm vi chi trả BHYT (có giới hạn tỷ lệ thanh toán một số thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật ); 100% chi phí nếu sinh con tại tuyến xã mà tổng chi phí đó thấp hơn 15% tháng lương cơ sở. Cụ thể:

Thời điểm sinh con

Từ 01/01/2019 – 30/6/2019

Từ 01/7/2019

15% tháng lương cơ sở

208.500 đồng

223.500 đồng

- Số 4: 80% chi phí sinh con thuộc phạm vi chi trả BHYT (có giới hạn tỷ lệ thanh toán một số thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật); 100% chi phí khi sinh con ở tuyến xã nếu:

+ Tổng chi phí thấp hơn 208.500 đồng nếu sinh con trong khoảng thời gian từ 01/01/2019 – 30/6/2019.

+ Tổng chi phí thấp hơn 223.500 đồng nếu sinh con trong khoảng thời gian từ 01/7/2019 trở đi.

- Số 5: 100% chi phí sinh con, kể cả chi phí ngoài phạm vi được hưởng BHYT; chi phí vận chuyển.

2. Sinh con tại cơ sở KCB trái tuyến

Sẽ được thanh toán theo mức hưởng quy định đối với trường hợp sinh con đúng tuyến như trên theo tỷ lệ sau:

+ Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú.

+ Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú;

+ Tại bệnh viên tuyến huyện là 100% tổng chi phí khi sinh con.

II. Quyền lợi khi tham gia BHXH bắt buộc

1. Trường hợp chỉ có mẹ tham gia BHXH

**Người mẹ đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con được hưởng:

- Trợ cấp 01 lần khi sinh con:

Trợ cấp 1 lần = Số con * 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con

- Nghỉ việc hưởng chế độ thai sản, cụ thể:

+ Nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng.

+ Trường hợp đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

+ Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.

(Trường hợp đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con).

Mức hưởng:

Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

** Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản

Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày (bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần).

Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:

- Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;

- Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;

- Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.

Mức hưởng một ngày = 30% * Mức lương cơ sở

2. Trường hợp chỉ cha tham gia BHXH

**Cha đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con được hưởng:

- Trợ cấp 01 lần khi sinh con:

Trợ cấp 1 lần = Số con * 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con

- Nghỉ việc hưởng chế độ thai sản, cụ thể:

+ 05 ngày làm việc;

+ 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;

+ Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;

+ Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.

Mức hưởng:

Mức hưởng = {(mức bình quân tiền lương đóng BHXH 06 tháng liền kề trước khi nghỉ việc) / 24} * 100% * Số ngày nghỉ

**Cha đóng BHXH dưới 06 tháng tính tại thời điểm sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như trường hợp đóng từ đủ 6 tháng trở lên nhưng không được hưởng trợ cấp 1 lần khi sinh con.

3. Trường hợp cả cha và mẹ tham gia BHXH

Người mẹ được hưởng chế độ thai sản như ở Mục 1 Phần II, đồng thời cha sẽ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như Mục 2 Phần II nêu trên.

Căn cứ:

- Điều 2 Quyết định 1351/QĐ-BHXH năm 2015

- Điểm a Khoản 1 Điều 21 Luật bảo hiểm y tế 2008.

- Khoản 15 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014.

- Khoản 2 Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015.

- Điều 31, 34, 38, 39, 41 Luật bảo hiểm xã hội 2014.

Quý Nguyễn

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài tin liên quan
Tin đọc nhiều
Liên kết website
Thống kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 12
Hôm nay : 248
Tháng 04 : 4.160
Năm 2024 : 62.438